image banner
Xã Yên Sơn thiết thực Kỷ niệm 77 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024)
Lượt xem: 657
Nêu cao đạo lý "Uống nước nhớ nguồn", "Đền ơn đáp nghĩa". Năm nay Đảng uỷ, Uỷ ban nhân dân, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc, Nhân dân và Tuổi trẻ xã Yên Sơn. Bằng cả tấm lòng tri ân đến các Anh hùng Liệt sĩ, Người có công và thân nhân người có công trong dịp Kỷ niệm 77 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2024)  với các hoạt động ý nghĩa và thiết thực.
Anh-tin-bai

 

Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7) là một ngày Lễ Kỷ niệm được tổ chức hàng năm nhằm tri ân về các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, thân nhân liệt sĩ và đại diện thân nhân Liệt sĩ.

Với tấm lòng tri ân sáng ngày 23/7/2024 Hội Nông dân phối hợp cùng Hội Phụ nữ và Đoàn Thanh niên tổ chức Bữa cơm tri ân tại gia đình Bà Phạm Thị Tuất (Bệnh binh) tại xóm Khánh Thế.

 

Anh-tin-bai

Hội Phụ nữ, Hội Nông dân và Đoàn Thanh niên xã tặng Bữa cơm tri ân 

 

  

 

Anh-tin-bai

 

Cũng vào sáng ngày 23/7/2024 Tuổi trẻ xã Yên Sơn đã có các hoạt động chăm sóc Nhà bia tưởng niệm các Anh hùng Liệt sĩ và Đền Đức Hoàng để chuẩn bị cho ngày lễ, đêm thắp nến tri ân vào tối ngày 26/7/2024 và thân nhân, đồng đội đến thắp hương tưởng nhớ tri ân.

 

Anh-tin-bai

Tuổi trẻ xã Yên Sơn chăm sóc Nhà bia tưởng niệm (Ảnh: Thu Huyền)

 

             Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa (nay là nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam) ra đời chưa được bao lâu thì thực dân Pháp quay lại xâm lược nước ta một lần nữa. Với tinh thần “Thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”, quân và dân ta đã anh dũng chiến đấu chống lại quân xâm lược. Trong những năm đầu của cuộc kháng chiến quyết liệt chống thực dân Pháp, nhiều đồng bào, chiến sĩ đã ngã xuống, hy sinh một phần xương máu trên các chiến trường. Với truyền thống đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa”, Đảng, Chính phủ, Bác Hồ và nhân dân ta đã dành tất cả tình thương yêu cho các chiến sĩ và đồng bào đã vì độc lập, tự do của Tổ quốc mà bị thương hoặc đã anh dũng hy sinh.

Khi cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ, ngày 19-12-1946, theo Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân cả nước đã nhất tề đứng dậy kháng chiến với tinh thần “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Số người bị thương và hy sinh trong chiến đấu tăng lên, đời sống của chiến sĩ, nhất là những chiến sĩ bị thương gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn.

Trước tình hình trên, Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra nhiều quyết định với những chính sách quan trọng về công tác thương binh, liệt sĩ, góp phần ổn định đời sống vật chất và tinh thần cho thương binh, gia đình liệt sĩ.

Tháng 6/1947, đại biểu của Tổng bộ Việt Minh, Trung ương Hội phụ nữ Cứu quốc, Trung ương Đoàn thanh niên Cứu quốc, Cục Chính trị quân đội quốc gia Việt Nam, Nha Thông tin Tuyên truyền cùng một số địa phương đã họp tại Đại Từ (Bắc Thái) để bàn về công tác thương binh, liệt sĩ và thực hiện Chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh chọn một ngày nào đó làm ngày Thương binh Liệt sĩ. Sau khi xem xét, các đại biểu đã nhất trí chọn ngày 27/7 là ngày “Thương binh toàn quốc”.

Từ tháng 7 năm 1955, Đảng và Nhà nước ta quyết định đổi “Ngày Thương binh toàn quốc” thành “Ngày Thương binh, Liệt sĩ” để ghi nhận những hy sinh lớn lao của đồng bào, chiến sĩ cả nước cho chiến thắng vẻ vang của toàn dân tộc.

Sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, theo Chỉ thị 223/CT-TW ngày 8-7-1975 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, từ năm 1975, ngày 27 tháng 7 hằng năm chính thức trở thành “Ngày Thương binh, Liệt sỹ” của cả nước.

Mỗi năm cứ đến “Ngày Thương binh, Liệt sĩ” nhất là vào dịp kỷ niệm năm tròn, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta lại tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, đầy tình nghĩa chăm sóc thương binh, gia đình liệt sỹ, người có công với cách mạng.

Ngày Thương binh Liệt sĩ có ý nghĩa lịch sử, chính trị, xã hội sâu sắc, đó là:

Truyền thống “Hiếu nghĩa bác ái”, lòng quý trọng và biết ơn của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đối với những người đã hy sinh, cống hiến vì độc lập, tự do và thống nhất của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân; qua đó phát huy tinh thần yêu nước, củng cố và bồi đắp niềm tin vào sự nghiệp cách mạng mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn. Tôn vinh các anh hùng, liệt sĩ, thương binh và người có công; khẳng định sự cống hiến, hy sinh của họ cho độc lập, tự do của dân tộc, cho hạnh phúc của nhân dân là vô giá. Việc chăm sóc thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ và người có công là vinh dự, là trách nhiệm của các cấp, các ngành, tổ chức chính trị - xã hội và của mọi người, của thế hệ hôm nay và mai sau.

          Chiến tranh đã kết thúc song hậu quả mà chiến tranh để lại rất nhiều đau thương, mất mát: 137 người con thân yêu của xã nhà đã vĩnh viễn nằm xuống nơi chiến trường, có những gia đình mất đi 2 hai người con liệt sỹ. Hiện nay trên địa bàn xã Yên Sơn chỉ còn lại 95 đồng chí là thương binh, 45 đồng chí bệnh binh, 36 đồng chí bị nhiễm chất độc hoá học, 04 đồng chí hoạt động cách mạng bị địch bắt tù đày và hàng trăm đồng chí là bộ đội dân công, thanh niên xung phong đã tham gia chiến đấu nay trở về với đời thường phải chịu đựng những mất mát trên cơ thể, bệnh bật hiểm nghèo, hậu quả do chiến tranh để lại.

Đảng, Nhà nước và nhân dân ta trân trọng đánh giá cao những cống hiến, hy sinh to lớn của đồng bào, chiến sỹ đối với Tổ quốc; đồng thời cũng luôn chú trọng giáo dục ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ công dân và lòng biết ơn sâu sắc của các tầng lớp nhân dân, của các thế hệ cách mạng đối với thương binh, liệt sỹ và người có công với cách mạng. Song nhiều vấn đề bất hợp lý do lịch sử để lại cũng như vấn đề mới nảy sinh trong quá trình chuyển đổi cơ chế và những tồn đọng về chính sách sau chiến tranh, như vấn đề xác nhận liệt sỹ, thương binh; chính sách ưu đãi đối với thanh niên xung phong, những người tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học; chính sách ưu đãi về giáo dục - đào tạo, chăm sóc sức khỏe, cải thiện nhà ở, chế độ trợ cấp đối với một số đối tượng người có công với cách .

Cấp ủy đảng, chính quyền tích cực triển khai và thực hiện có hiệu quả các phong trào chăm sóc thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ và người có công bằng những việc làm thiết thực thông qua: Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”, thăm hỏi động viên người có công và thân nhân người có công khi ốm đau cũng như khi qua đời.

Hàng tháng, Đảng và nhà nước đặc biệt quan tâm chi trả trợ cấp hàng tháng  tới đối tượng Người có công và thân nhân người có công với số tiền 481.404.000 đồng. Ngoài ra trong các ngày lễ lớn như 27/7, tết từ cấp Trung ương đến địa phương đều hỗ trợ tiền quà hỗ trợ động viên người có công.

Bản thân thương binh, bệnh binh, gia đình chính sách, người có công với cách mạng cũng nỗ lực phấn đấu vươn lên trở thành những tấm gương tiêu biểu, điển hình nhân tố mới trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Công tác thông tin, tuyên truyền phục vụ công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ đã tạo sức lan tỏa trong các tầng lớp nhân dân.

Nêu cao truyền thống yêu nước, đạo lý "Uống nước nhớ nguồn" Đảng uỷ, UBND, Uỷ ban MTTQ, Nhân dân và thế hệ trẻ xã nhà luôn nhận thức sâu sắc và trân trọng ghi nhớ và tri ân công lao to lớn của các Anh hùng - Liệt sĩ và những người có công với đất nước; biến nhận thức và tình cảm tốt đẹp đó thành hành động thiết thực góp phần thực hiện tốt chính sách ưu đãi người có công với cách mạng.

         

Ngô Thị Hiền (Công chức Văn hoá - Chính sách)
TIÊN LIÊN QUAN
 
123
BẢN ĐỒ XÃ YÊN SƠN - HUYỆN ĐÔ LƯƠNG
image
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ XÃ YÊN SƠN
Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Hoàng Văn Kiên Chủ tịch UBND Xã

Trụ sở: Xã Yên Sơn - Huyện Đô Lương - Tỉnh Nghệ An
Điện thoại: 0912535672 - Email: